5 cách pha nước mắm ngon chuẩn phong vị Việt
Thanh Hà
Thứ Tư,
02/10/2024
Không ở đâu trên thế giới lại có đa dạng cách pha nước mắm ngon và đậm đà như ở Việt Nam. Nước mắm được xem là “linh hồn" của ẩm thực Việt Nam, không chỉ là một một loại gia vị mà còn là yếu tố quan trọng để tôn vị các món ăn truyền thống. Trong bài viết này, Chay Ngon sẽ chia sẻ 5 cách pha nước mắm ngon chuẩn phong vị Việt, giúp bạn dễ dàng chế biến cho bữa ăn hàng ngày như cơm tấm, bánh xèo, bánh bột lọc, bún chả chay,... Cùng khám phá nhé!
1. Công thức pha nước mắm chua ngọt chấm gì cũng ngon
Nước mắm chua ngọt là một loại nước chấm "quốc dân" của ẩm thực Việt vì dễ làm, dễ ăn và phù hợp với rất nhiều món ăn như bánh xèo, gỏi cuốn, bánh ướt, bánh cuốn, bánh bột lọc, chả giò chay chiên. Với vị đậm đà của nước mắm, chua nhẹ từ chanh, ngọt dịu từ đường và một chút cay nồng của ớt, nước mắm chua ngọt dễ làm và luôn giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.
Nguyên liệu
- 6 muỗng nước sôi để nguội
- 4 muỗng đường
- 5 muỗng Nước Mắm Chay Nấm Hương
- 1 trái chanh
- 2-3 quả ớt (tùy khẩu vị)
- 3 tép tỏi
Cách pha
- Ớt bỏ hạt sau đó băm nhỏ
- Tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn.
- Chanh vắt lấy nước và bỏ hạt cho khỏi đắng.
- Pha nước mắm với tỷ lệ: 6 muỗng nước lọc, 4 muỗng đường, 5 muỗng nước mắm, nước cốt chanh sau đó khuấy đều.
- Sau cùng, cho ớt và tỏi băm vào bát khuấy đều. Việc cho ớt và tỏi ở bước cuối cùng giúp tỏi ớt nổi trên bề mặt nước mắm, trong ngon và hấp dẫn hơn
Nước mắm chua ngọt |
2. Công thức pha nước mắm sánh kẹo ăn với cơm tấm
Món cơm tấm sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu nước mắm sánh kẹo, ngọt dịu mà đậm đà hương vị món ăn đặc sản miền Nam. Điểm đặc biệt của công thức pha nước mắm này đó chính là nước dừa giúp nước mắm tăng độ ngọt dịu, béo thơm tự nhiên, có độ đặc nhẹ, giúp bám đều lên từng hạt cơm và làm nổi bật vị ngon của các thành phần trong món cơm tấm.
Nguyên liệu:
- 200ml nước mắm
- 150 gram đường
- 200ml nước dừa
- Ớt + tỏi băm (tùy chỉnh theo khẩu vị)
Cách pha: Đun nhẹ và khuấy đều nước mắm + đường + nước dừa cho đến khi đường tan hoàn toàn và hỗn hợp sánh kẹo lại. Sau đó để nguội hỗm hợp và thêm tỏi, ớt băm vào nước mắm khuấy đều.
3. Công thức pha nước mắm gừng
Nước mắm gừng là sự kết hợp hoàn hảo khi ăn kèm với các món luộc hoặc hấp. Vị cay nhẹ của gừng kết hợp với nước mắm chay đậm đà từ cốt nấm tạo nên hương vị ấm áp và dễ chịu.
Nguyên liệu
- 100ml nước mắm
- 100ml nước ấm
- 2 tép tỏi lớn
- 2 củ gừng nhỏ
- 3-5 quả ớt (tùy khẩu vị)
- 30ml nước cốt chanh
- 50 gram đường
Cách pha
- Gừng gọt vỏ, cắt lát và cho vào cốt giã nhuyễn.
- Cho ớt + tỏi + 1 muỗng đường vào giã đều (không nhuyễn).
- Cho 100ml nước ấm vào chén + đường và khuấy đều.
- Cho tiếp 100ml Nước Mắm Chay Nấm Hương + gừng và tỏi ớt đã băm và khuấy đều.
- Cho 30ml nước cốt chanh vào và khuấy đều lần nữa là hoàn thành.
Nước mắm gừng cay thơm |
4. Công thức pha nước mắm me
Nước mắm me với vị chua thanh của me kết hợp với chút ngọt và mặn, rất thích hợp để chấm các món cá chiên, cá nướng, tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Nguyên liệu
- 2 thìa canh nước mắm
- 2 thìa canh nước cốt me
- 2 thìa canh đường
- 1 thìa canh tỏi băm
- 1 thìa canh ớt băm
Cách pha: Đun nhẹ nước cốt me và đường cho đến khi tan, sau đó cho nước mắm vào khuấy đều. Thêm tỏi và ớt tùy theo khẩu vị.
5. Công thức pha nước mắm bún chả Hà Nội
Bún chả – món ăn nổi tiếng của Hà Nội và chắn chắn nước mắm pha đúng chuẩn là hương vị cực kỳ quan trọng để điểm tô cho món ăn này. Nước mắm bún chả có vị chua ngọt thanh nhẹ, nhưng vẫn đậm đà để kết hợp hài hòa với vị thơm các nguyên liệu.
Nguyên liệu:
- 4 - 5 thìa canh Nước Mắm Chay Nấm Hương
- 2 thìa canh giấm chua
- 2 thìa canh đường
- 1 thìa canh nước lọc (nước đun sôi để nguội)
- 200gram đu đủ xanh
- 1/2 củ cà rốt
- Ớt + tỏi băm
Cách pha: Hòa tan đường, giấm và nước lọc, sau đó cho nước mắm vào khuấy đều. Thêm tỏi và ớt, khuấy lại lần nữa trước khi thưởng thức.
Khám phá thêm Nước Mắm Chay Nấm Hương: TẠI ĐÂY
Hy vọng với 5 cách pha nước mắm ngon chuẩn phong vị Việt Nam trên, bạn có thể dễ dàng pha chế nước mắm ngon cho bản thân và gia đình. Mỗi công thức pha nước mắm đều mang một hương vị riêng, nhưng đều góp phần làm nổi bật món ăn, đem lại cảm giác quen thuộc và gần gũi của ẩm thực Việt Nam.